Cách thi vào ngành Biên tập truyền hình trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội
REVIEW VỀ NGÀNH BIÊN TẬP TRUYỀN HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
- Hình thức đào tạo: 4 năm
- Bằng cử nhân.
1, Cách thức thi đỗ vào trường
Cần thi 2 vòng
- Vòng 1: Sơ tuyển
Vòng 1 sơ tuyển gồm 18 câu đa dạng lĩnh vực, văn hóa, xã hội về văn, sử, địa, vân vân và những câu hỏi chuyên ngành.
Một số câu để bộc lộ được khả năng tư duy văn học như cho 1 đoạn thơ và nếu cảm nhận, hoặc viết tình huống,…Hoặc một số câu như viết 10 tình huống với chủ đề “Gậy ông, đập lưng ông”, “Vỏ quýt giàu có móng tay nhọn”, vân vân
- Vòng 2: Chung tuyển
Vào sơ tuyển chỉ báo ĐẠT hoặc TRƯỢT. Nếu bạn đủ điểm qua bạn sẽ được vào vòng chung tuyển.
CHUNG TUYỂN thi như sau:
Phần 1: Thi phân tích phim
Các bạn sẽ được xếp hàng theo ngành thi (gồm lí luận phê bình điện ảnh, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn truyền hình,…) sau đó được các thầy cô cho vào phòng chiếu phim để xem phim điện ảnh dài khoảng 2 – 3h.
Các bạn sẽ được xem phim 2 lần. Sau khi xem xong các bạn đưa về phòng và làm bài thi trên giấy.
Các câu hỏi thường gặp đó là:
- Tóm tắt bộ phim
- Nếu thông điệp, chủ đề, đề tài của phim?
- Phân tích nhân vật chính? Nói về nhân vật mà bạn yêu thích? Trường đoạn/ đoạn phim bạn thích? Tại sao bạn thích nó?
- Nếu được thay tên của bộ phim bạn sẽ đạt tên gì.
=> Tùy đề bài các bạn sẽ làm bài viết sao cho hợp lí.
Phần 2: Thi Vấn đáp
Trong vòng vấn đáp bạn sẽ được đưa vào phòng và bốc thăm ảnh trong phong bì cho trước. Bạn sẽ trả lời theo câu hỏi liên quan đến bức ảnh mà bạn bốc được. Sau khi ngồi chuẩn bị 5 phút bạn sẽ được đưa vào phòng gồm 3 BAN GIÁM KHẢO chấm thi, bạn cần giới thiệu bản thân và nói phần trình bày mà bạn đã chuẩn bị thông qua bức ảnh vừa bốc được.
CÁCH TÍNH ĐIỂM THI
- Trường xét điểm Điểm chuyên ngành và điểm Văn.
- Lấy điểm CHUYÊN NGÀNH từ cao xuống thấp, hết chỉ tiêu thì thôi.
- Điểm Văn qua liệt là được. Quan trọng chuyên ngành phải cao thì mới đỗ.
VÍ DỤ: Năm 2020 có 100 người thi biên tập thì trường sẽ 25 người có điểm chuyên ngành cao nhất. Ví dụ chuyên ngành năm 2020 tối thiểu phải > 11đ thì
Người điểm Văn 9đ nhưng chuyên ngành chỉ có 10đ so với người Văn 3đ chuyên ngành 14đ => Người được chuyên ngành 14đ, Văn 3 sẽ đỗ.
2, MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
a, Thi biên tập thì cần ôn những gì?
Bạn cần có sự hiểu biết về xã hội, có khả năng biên tập văn bản và có kiến thức về biên tập truyền hình. Điều tối thiểu bạn cần có đó là không được viết sai chính tả, hành văn trôi chảy, hay, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng câu chữ.
Bên cạnh đó nên xem thời sự, biết cơ bản về kiến thức xã hội, văn sử địa để qua được vòng sơ tuyển.
b, Tôi già rồi mà ngại thi và đi học
Đừng lo, vì đặc thù là trường nghệ thuật nên trường mình có rất nhiều người nhiều tuổi, khi bạn đỗ vào trường bạn sẽ không cô đơn.
c, Nếu đỗ vào trường tôi được học những gì?
Tất nhiên là được học biên tập truyền hình chuyên nghiệp, bài bản. Bạn sẽ được học tất cả những kiến thức về biên tập truyền hình biên tập báo chí, biên tập văn bản, biên tập truyền hình trên gameshow, tvc, biên kịch. Ngoài ra được học rất nhiều kiến thức liên quan đến phim ảnh như nhiếp ảnh, quay phim, nhà sản xuất, báo chí, biên tập, quảng cáo, dựng phim, biên kịch, âm thanh, ánh sáng,…
Năm 1:
Sinh viên được trang bị kiến thức về báo chí, kỹ năng viết và biên tập văn bản; phân tích tác phẩm truyền hình; kỹ năng diễn đạt bằng giọng nói; kỹ năng chọn lọc và kiểm chứng thông tin.
Năm 2:
Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng viết lời bình cho tin tức, phóng sự dưới dạng ngôn ngữ nghe nhìn; kỹ năng tiếp cận và khai thác thông tin để thực hiện được một tác phẩm báo chí truyền hình (phỏng vấn, tin tức, phóng sự, tài liệu…).
Năm 3:
Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng dẫn chương trình của Biên tập viên trong chương trình truyền hình. Sinh viên được tiếp cận với quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình; rèn kỹ năng làm việc nhóm và liên kết các khâu trong một chương trình truyền hình.
Năm 4:
Sinh viên hướng dẫn kỹ năng viết format chương trình truyền hình và làm bài tốt nghiệp.
Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc biên tập tại các đài truyền hình; biên tập viên, phóng viên tại các toà soạn báo, tạp chí; tham gia vào quá trình sản xuất trong các đơn vị, công ty thuộc lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, truyền thông.
- Tham gia công việc tổ chức sản xuất các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông.
- Tham gia công tác nghiên cứu, trợ giảng các môn chuyên môn thuộc chuyên ngành Biên tập truyền hình ở các trường đào tạo truyền hình trong cả nước.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Biên tập truyền hình, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật điện ảnh – truyền hình tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
- Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Những điểm đặc biệt mà chỉ trường mới có
Học phí cực rẻ:
5 triệu 3 1 kì học. 1 năm có 2 kì. Không chỉ vậy, mỗi kì trường trợ cấp nghề mỗi người gần 1 triệu.
Điểm thứ 2 là 99% là thực hành:
Đây là điều mà mình cực kì thích ở trường mình. Trường mình thực hành rất nhiều, và bị ép vào khuôn khổ. Ví dụ như biên kịch bọn mình thì mỗi tuần sẽ phải nộp cô kịch bản. Điều này sẽ giúp các bạn rèn luyện được kĩ năng viết và tư duy, chăm chỉ hơn. Không chỉ môn biên kịch mà tất cả môn khác 99% là thực hành.
Ví dụ như khi học nhiếp ảnh bạn sẽ phải đi chụp ảnh thực tế. Bài cuối kì cũng phải làm một bộ ảnh cho thầy. Tương tự như môn quay phim, biên tập, đạo diễn,…
Sinh viên, thầy cô thân nhau:
Trường mình là trường đặc thù nên tuyển rất ít sinh viên. Trung bình 1 lớp có khoảng 15 – 25 người. Vì thế hầu hết thầy cô và sinh viên biết nhau gần hết. Điều này giúp các bạn được giao lưu, dễ kết hợp làm phim, có nhiều mối quan hệ để giới thiệu nghề nghiệp.
Kiếm được tiền ngay từ khi đi học:
Sinh viên trường Sân Khấu Điện Ảnh đa số là kiếm được tiền ngay từ năm 1, năm 2. Vì năm 1 tất cả các ngành đã được học chuyên ngành và có thể đi kiếm thêm. Nhiều sinh viên không cần phải xin tiền bố mẹ khi đi học.
Biên tập nếu bạn có ngoại hình thì có thể làm MC, biên tập viên tại sự kiện, VTV để kiếm thêm thu nhập ngay từ khi đi học
Nếu bạn có khả năng viết lách thì có thể viết báo chí, biên tập kịch bản, biên tập nội dung....
>>> Xem thêm bài viết:
Cách thi vào ngành Biên Kịch Trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội
Biên kịch là gì? Làm sao để hiểu rõ được tất cả những điều về biên kịch?
Nhận xét
Đăng nhận xét